Sau chiến tranh Bom khinh khí cầu Fu-Go

Mô hình cỡ nhỏ của khinh khí cầu bom Fu-Go ở Bảo tàng Edo-Tokyo

Toàn bộ hồ sơ, ghi chép của Nhật Bản về dự án Fu-Go đã bị phá hủy theo chỉ thị ngày 15 tháng 8 năm 1945, ngày Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó, cuộc phỏng vấn với Trung tá Kunitake Terato và Thiếu tá Inouye đã trở thành nguồn thông tin duy nhất về nội dung, các mục tiêu của dự án đối với các nhà điều tra Hoa Kỳ. Thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn đã được tổng hợp lại trong bộ báo cáo gồm năm tập, bởi một nhóm nghiên cứu do Karl T. Compton (Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học) và Edward L. Moreland (Viện Công nghệ Massachusetts) lãnh đạo, trước khi được đề trình lên Tổng thống Harry S. Truman.[52]

Các quả khinh khí cầu tiếp tục được tìm thấy ở nhiều nơi nhiều năm sau chiến tranh. Ít nhất tám quả đã được tìm thấy vào những năm 1940, ba quả vào những năm 1950, hai quả vào giai đoạn năm 1960 và một quả vào những năm 1970. Năm 2014, một giá treo gắn bom đã được tìm thấy ở Lumby, British Columbia và được đội xử lý bom mìn của Hải quân Hoàng gia Canada tiến hành hủy nổ.[53] Thêm một quả Fu-Go nữa được tìm thấy tại McBride, British Columbia vào năm 2019.[54] Các hiện vật liên quan đến khinh khí cầu Fu-Go hiện đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng chiến tranh ở Hoa Kỳ và Canada, bao gồm Bảo tàng Chiến tranh CanadaBảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian.[55]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bom khinh khí cầu Fu-Go https://archive.org/details/fugocurioushisto0000co... https://repository.si.edu/handle/10088/18679 https://hdl.handle.net/10088%2F18679 https://archive.org/details/retaliationjapan0000we... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Fu-Go_... http://www.allworldwars.com/Japanese-Balloon-and-A... https://archive.org/details/gov.archives.arc.13084 https://text-message.blogs.archives.gov/2015/02/12... https://www.frames.gov/catalog/25973 https://npgallery.nps.gov/AssetDetail/NRIS/0300005...